Gà tre thường mắc bệnh gì? Tìm hiểu nguyên nhân và cách phòng chống

Gà tre thường mắc bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng chống?

Gà tre thường mắc bệnh gì? Gà tre là giống gà được nuôi phổ biến ở nước ta với nhiều mục đích như làm gà đá cựa sắt, nuôi lấy thịt hay làm cảnh. Tuy nhiên, giống gà này thường dễ mắc bệnh và nếu không được điều trị đúng cách có gây chết hàng loạt. 

Trong bài viết này của Traigada.net, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu các bệnh thường gặp ở gà tre, nguyên nhân và cách phòng chống ra sao. Thông qua bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để có việc chăn nuôi gà được tốt hơn và cũng là hạn chế được những rủi ro đáng tiếc.

Gà tre thường mắc bệnh gì? – Bệnh Newcastle

Gà tre thường mắc bệnh gì? - Bệnh Newcastle
Gà tre thường mắc bệnh gì? – Bệnh Newcastle

Triệu chứng

Đây là một triệu chứng phổ biến ở gà và phát triển theo 3 thể như sau:

Thể quá cấp tính:

  • Bệnh lây lan nhanh, gà chết trong vòng 25 – 48h nếu
  • Gà có những biểu hiện như khó thở, ủ rũ, sốt, bỏ ăn, gục đầu…

Thể cấp tính:

  • Gà có những biểu hiện như bỏ ăn, ăn ít, ủ rũ, lông xù, đứng rù hoặc nằm một chỗ
  • Da ga tím tái, trên mồng gà xuất huyết hoặc thủng mồng, có dịch chảy ra từ miệng, mũi
  • Gà có dấu hiệu khó thở, diều phình to, phân có màu trắng xám và tanh

Thể mãn tính:

  • Gà có những dấu hiệu như đầu ngoẹo, liệt chân, đứng không vững, quay vòng tròn
  • Gà bị rối loạn hô hấp, kiệt sức và chết dần

Cách điều trị 

Hiện nay, chưa có thuốc điều bị bệnh Newcastle trên gà do đó biện pháp tốt nhất đó là phòng chống bệnh. Người chăn nuôi nên tiêm vắc xin đúng quy định cho gà. Khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh dịch cần cách ly ngay lập tức để hạn chế tình trạng lây lan. Bên cạnh đó, tập trung vào kỹ thuật chăn nuôi, bổ sung thức ăn nhiều dinh dưỡng, chất điện giải, vitamin c để tăng cường sức khỏe, sức đề kháng để gà chống chọi lại bệnh tật. Thường xuyên sát trùng chuồng gà, giữ chuồng trại sạch sẽ, thông thoáng.

Xem thêm:  Gà tre ấp trứng bao nhiêu ngày thì nở và một số thông tin về gà tre không thể bỏ qua

Bệnh Gumboro

Bệnh Gumboro
Bệnh Gumboro

Là một bệnh truyền nhiễm và có tốc độ lây lan nhanh chóng trong đàn gà do đó người chăn nuôi cần có kiến thức thật kỹ về loại bệnh này và tham khảo những cách điều trị/ phòng chống bệnh dưới đây: 

Triệu chứng

  • Gà mổ vào hậu môn của nhau
  • Lông xơ xác, mắt lờ đờ, đi đứng không vững, dáng đi run rẩy
  • Gà có dấu hiệu giảm ăn, bỏ ăn, gầy gò
  • Gà bị tiêu chảy, đi ra phân loãng màu trắng sau đó chuyển sang màu nâu, dính ở quanh hậu môn

Cách điều trị

  • Bệnh gumboro là bệnh suy giảm miễn dịch ở gà nên nếu thấy gà có dấu hiệu bị bệnh thì tuyệt đối không cho gà sử dụng thuốc kháng sinh.
  • Điều cần làm là tiêm vắc xin theo chỉ định của cán bộ thú y. Chỉ điều trị theo triệu chứng trên gà. Lưu ý, nếu có bệnh kế phát thì chỉ dùng 1 lượng kháng sinh bằng ½ liều theo điều trị. Sử dụng Paracetamol hoặc Analgin để hạ sốt. Bổ sung thêm nước, chất điện giải, vitamin C.
  • Dùng thuốc giải độc gan, thận và tăng cường kháng sinh phổ rộng để hạn chế bệnh kế phát (Oxytetracycilne , Doxycycline , Enrofloxacine ). Bổ sung thêm men tiêu hóa.

Gà tre thường mắc bệnh gì? – Bệnh đậu gà

Bệnh đậu gà
Bệnh đậu gà

Bệnh đậu là một loại bệnh truyền nhiễm và do virus gây ra. 

Triệu chứng

Các triệu chứng được thể hiện rõ ràng ở từng giai đoạn, diễn biến của bệnh như sau:

  • Thể quá cấp: Gà khó thở, thở khò khè, há mỏ, mào tím ngắt và sau vài giờ thì chết. Niêm mạc miệng có rất nhiều chấm đỏ
  • Thể cấp tính: Xuất hiện mụn đậu, màng giả yết hầu, viêm màng mũi
  • Thể mạn tĩnh: Gà bị sổ mũi, có ít màng giả. Cơ thể gầy gò, suy yếu dần rồi chết.

Cách điều trị

  • Cậy vẩy mụn đậu sau đó rửa sạch bằng nước muối
  • Bôi dung dịch 1% xanhmetylen hoặc Lugol 1% lên mụn đầu
  • Sau vài ngày, mụn sẽ khô lại và bong ra. Làm sạch các mụn đậu và sát trùng với Glycerin 10%, CuSO4 5%
  • Bổ sung cho gà vitamin A. Trường hợp bệnh nặng thì dùng kháng sinh phòng vi khuẩn bội phát.
  • Đốt phân gà, độn chuồng, độn ổ đẻ
  • Phun sát trùng chuồng trại, khu vực xung quanh gà bị bệnh

Bệnh cúm gia cầm

Bệnh cúm gia cầm
Bệnh cúm gia cầm

Triệu chứng

  • Gà bị sốt cao, chảy nước mắt
  • Đứng một chỗ, phù đầu và mắt, lờ đờ
  • Da tím tái, chảy nước dãi, chân xuất huyết, mào và yếm tím tái
  • Gà bỏ ăn, ít ăn và trọng lượng giảm

Cách điều trị

  • Khi gà bị dịch thì phải đem đi giết chết sau đó chôn hoặc đốt, dọn sạch phân, chất độn chuồng. Vì bệnh dịch này nguy hiểm và có tốc độ lây nhanh nên tuyệt đối không vận chuyển gà từ nơi này sang nơi khác.
  • Khi chống dịch, cần trang bị đầy đủ các dụng cụ như áo, mũ, ủng, quần, kính, găng tay, khẩu trang…Không tự ý nuôi gia cầm trở lại nếu chưa có sự cho phép của cơ quan chức năng
  • Sát trùng nơi chôn gà, dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại, quần áo lao động…bằng Povidone iod
  • Đối với vùng chưa có dịch bệnh nên tiêm vắc xin cho gà, không tiếp xúc hay mua giống lạ từ vùng có dịch. Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, dụng cụ chăn nuôi…

Gà tre thường mắc bệnh gì? – Bệnh tụ huyết áp trùng gà

Bệnh tụ huyết áp trùng gà
Bệnh tụ huyết áp trùng gà

Triệu chứng

Bệnh tụ huyết áp trùng gà là một trong các bệnh thường gặp ở gà tre với những triệu chứng như sau:

  • Thể quá cấp: Gà chết nhanh, da bầm tím, mũi, miệng chảy nước nhờn và có cả máu, tích sưng phù.
  • Thể cấp tính: Gà bị sốt cao 42, 42 độ C, bỏ ăn, xù lông, đi đứng không vững, chậm chạp. Miệng, mũi chảy nước nhớt có bọt lẫn máu. Phân lỏng và có màu nâu socola. Gà khó thở, mào yếm tím bầm và tụ máu sau đó chết do ngạt thở
  • Thể mãn tính: Yếm sưng, viêm hoạt tử rồi xuất hiện cục cứng. Gà gầy yếu, da bọc xương. Có các hiện tượng như viêm khớp mạn tính, viêm phúc mạc. Hoại tử mãn tính ở màng não.

Cách điều trị

Bạn có thể sử dụng Enrofloxacin, Neomycin, Streptomycin, Tetracyclin…trộn vào thức ăn/ nước uống. Bổ sung thêm các chất điện giải, B – Complex, và vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho gà.

Gà tre thường mắc bệnh gì? – Bệnh Marek

Bệnh Marek
Bệnh Marek

Bệnh Marek là một bệnh truyền nhiễm ở gà do một loại virus thuộc nhóm herpes gây ra. Loại bệnh này thường lây lan qua đường hô hấp và ăn uống.

Triệu chứng

  • Thể cấp tính: Thường xuất hiện trên gà từ 4 – 8 tuần hoặc sớm hơn. Gà chết đột ngột mà không có triệu chứng rõ ràng. Tỷ lệ chết cao với các triệu chứng như gầy yếu, ủ rũ, bỏ ăn, tiêu chảy, bại liệt, xã cánh…
  • Thể mãn tính: Gà có dấu hiệu đi lại khó khăn, bại liệt, đuôi gà rũ xuống, cánh gà xả xuống. Một số con có hiện tượng viêm mắt dẫn tới bị rối loạn thị giác và mù mắt. Gà trống giảm khả năng đạp mái, gà mái giảm đẻ trứng. 

Cách điều trị 

Loại bệnh này không có thuốc đặc trị, do đó cần phát hiện bệnh sớm. Tiến hành chôn hoặc đốt hết gà bị bệnh. Cách ly gà bệnh và gà khỏe, để trống chuồng ít nhất 3 tháng rồi mới nuôi đợt mới. Tiêm vắc xin Marek cho gà giống, gà lấy trứng vào 1 ngày tuổi để phòng bệnh. 

Dọn sạch sẽ lông gà bị bệnh trong chuồng. Không nuôi chung gà lớn và gà con. Sát trùng định kỳ và sau mỗi lần xuất chuồng. Ngoài ra, bổ sung thêm cho gà các chất trợ lực như vitamin C, Glucozo…

Xem thêm: Gà mỹ dòng kelso thuộc dòng nào? Những thông tin hay nhất về dòng gà này

Lời kết:

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được gà tre thường mắc bệnh gì rồi đúng không. Gà tre là giống gà dễ nuôi, sức khỏe tốt nhưng vẫn không thể tránh được các loại bệnh dịch như bệnh newcastle, bệnh đậu gà, dịch cúm gia cầm…Hy vọng thông qua bài viết mà traigadamie cung cấp phía trên, bạn đã nắm rõ được những loại bệnh này và cách điều trị, phòng chống bệnh tật để đảm bảo chăm sóc gà tốt nhất.

Nếu cảm thấy bài viết hữu ích với bạn hoặc có bất cứ thắc mắc nào, đừng quên để lại bình luận phía dưới để được giải đáp nhé!

Tắt Quảng Cáo [X]
quang-cao-da-ga-svw38